Nếu Chức năng Customs Slide Show dùng để kiểm soát sự dịch chuyển các slide theo một thứ tự nhất định thì chức năng animation dùng để tạo hiệu ứng động cho các đối tượng trong từng slide của powerpoint.
Cụ thể, đối với đối tượng là slide thì ta sử dụng thuộc tính Slide Transition để tạo hiệu ứng chuyển động cho slide.
Có nhiều kiểu thiết lập cho slides di chuyển như Fade and Dissolve, Wipe, Push and Cover, Strips and Bars và cuối cùng là Random. Và bên trong của các kiểu vừa nêu, còn có rất nhiều kiểu thiết lập khác nữa.
Bạn muốn sử dụng cho slide nào thì chỉ cần chọn slide đó rồi click vào mũi tên ở cuối thẻ Transition và chọn một kiểu theo ý thích của mình.
Nếu bạn muốn áp dụng một kiểu cho tất cả các slide thì sau khi chọn kiểu chuyển động, ta click vào nút Apply To All.
Ngoài ra, Powerpoint còn hỗ trợ âm thanh và tốc độ khi di chuyển slide.
Để sử dụng âm thanh cho slide nào thì ta click vào hộp thoại Transition Sound để chọn lấy một kiểu âm thanh riêng cho mình. Những âm thanh này đã được tích hợp sẵn trong powerpoint, Nếu bạn muốn chèn âm thanh từ bên ngoài vào thì hãy đưa chuột đến dòng cuối cùng có tên là Other Sound, ở menu âm thanh xổ xuống. Sau đó sẽ tìm địa chỉ của file âm thanh cần tải vào powerpoint, rồi bấm OK, thế là bạn đã có được âm thanh đặc trưng cho slide của mình.
Lưu ý là định dạng âm thanh phải có đuôi là .Wav thì hộp thoại Duyệt (Browse) mới tìm thấy file cần chèn nhé.
Để tăng hoặc giảm tốc độ xuất hiện của slide, thì chúng ta hãy thiết lập nó ở thẻ, Transition Speed. Có 3 kiểu: Slow: Chậm; Fast: Nhanh và Medium: Trung bình.
Lúc này chúng ta đã thực hiện xong việc thiết lập chuyển động cho slide. bây giờ ta làm quen với tính năng chuyển động cho nội dung của slide.
Chức năng Customs Anination.
Thông thường trong bài thuyết trình, ở mỗi slide chúng ta thường nhập hết mọi thông tin cần trình chiếu, nếu bạn không thiết lập chức năng customs animation thì tất cả mọi thông tin ta cần trình bày sẽ đồng loạt xuất hiện, Lúc này người đọc sẽ ngồi chăm chú đọc tất cả những gì bạn viết trong slide đó, vô hình chung họ chẳng chú ý đến những điều chúng ta nói, và như thế hiệu quả của bài thuyết trình sẽ không cao, nói đúng hơn là chúng ta đã thất bại 80%.
Tại sao là như thế, chúng ta đã dày công nghiên cứu tài liệu, thiết kế nội dung rất độc đáo nhưng sao lại không mang lại hiệu quả như mong muốn. Vậy làm thế nào để kiểm soát được thứ tự xuất hiện của từng nội dung trong slide, và chỉ cho người nghe chỉ nhìn thấy được nội dung mà chúng ta đã và đang nói? vẫn có cách để chúng ta làm được điều đó thông qua chức năng customs animation. Với chức năng này bài thuyết trình của bạn có thể tăng thêm 15% thành công rồi.
Cách thực hiện như sau:
Chức năng customs animation áp dụng cho tất cả các đối tượng (Objects) vẽ trong powerpoint, các đối tượng này có thể là đoạn văn bảng, từng chữ, từng ký tự hoặc cả những hình vẽ smart objects hoặc shapes.
Để thực hiện tính năng hoạt hoá (Animation) thì ta click chuột chọn đối tượng đó, trước tiên ta phải mở cửa sổ customs animation ra,
Animations/Customs Animation trên Ribbon. Sau đó ở bên phải màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại kiểm soát animation. Thông thường các nút điều khiển trên box này đều bị mờ đi, nếu bạn chưa chọn một đối tượng nào. Khi bạn chọn một đối tượng thì nút Add Effect sẽ sáng lên. Lúc này bạn có thể tạo hiệu ứng động cho đối tượng của mình rồi đó. Nếu trong tập tin của bạn đã tồn tại một hoạt động (Animation) thì nút Add Effect sẽ chuyển thành nút Change. Lúc này bạn muốn thay đổi các thuộc tính động của đối tượng hoặc thêm các hiệu ứng khác, chúng ta chỉ cần click vào nút Change thôi.
Có 4 loại customs animation,
Loại thứ nhất: Entrance:
Loại này dùng để kiểm soát sự xuất hiện của đối tượng, với chức năng này chúng ta có thể kiểm soát được sự xuất hiện của từng nội dung như đã đề cập bên trên. Bạn có thể tạo rất nhiều animation cho một đối tượng và kiểm soát sự xuất hiện của chúng thông qua thứ tự của từng đối tượng được tạo animation. Bạn để ý bên hộp thoại customs animation, thứ tự xuất hiện của đối tượng thông qua con số kiểm soát của nó, Nếu bạn muốn thay đổi thứ tự đó chỉ cần click chuột chọn hoạt động của đối tượng đó và kéo thả vào vị trí mong muốn. Ví dụ đối tượng có vị trí xuất hiện là 8, tôi muốn nó xuất hiện sau đối tượng ở vị trí 2 thì tôi kéo và thả vào sau đối tượng có vị trí thứ nhất. Bạn chỉ kéo thả trong hộp thoại animation thôi nhé.
Ví dụ tôi chọn một đoạn văn bản textbox, rồi chọn loại customs animation là Entrance, và kiểu effect là Fly In thì ta làm như sau:
Loại thứ 2: Exit, loại này dùng để dấu đi phần nội dung đã trình chiếu. cách làm và kiểm soát giốn như trên.
Loại thứ 3: Emphasis. Loại này tạo một hiệu ứng nhấn mạnh sự chú ý, tập trung của người nghe.
Loại thứ 4: Motion Path. Loại này dùng để tạo chuyển động của một đối tượng theo ý muốn của chúng ta, sau khi chọn lệnh Motion Path cho đối tượng, sau đó chúng ta sẽ vẽ đường đi của nó trong slide. Khi trình chiếu, đối tượng này sẽ di chuyển theo đường vẽ.
Nếu bạn biết kết hợp nhuần nhuyễn 4 loại chuyển động trên, có thể tạo ra một hiệu ứng sinh động của một quá trình nào đó. Cái này rất thích hợp đối với việc mô tả chu trình hoạt động của một công đoạn sản xuất hoặc của một lưu trình cụ thể nào đó.
Bạn hãy đọc thật kỹ và tạo một chuyển động cho một chiếc ô tô: Từ điểm A sang điểm B, lấy hàng rồi di chuyển từ điểm B sang điểm C nhé.
Hãy xem video hướng dẫn tạo customs animation trên youtube
Chúc bạn thành công.
Tác giả: Minh Phú
Những tin mới hơn