Hàm Dsum thực hiện việc tự động xác định cột cần tính tổng dựa theo tiêu đề cột và các điều kiện cho trước.
Cú pháp: =Dsum(Database,Field,Criteria)
Trong đó:
Database là bảng chứa dữ liệu thô, dựa vào đó để chúng ta tính tổng cho từng loại hàng hóa, Database phải có nhãn cho từng cột hay còn gọi là tiêu đề cột trùng với các Fields trong dãy ô Criteria
Field: Là tiêu chí giới hạn cột cần tính tổng
Criteria: Là điều kiện thực hiện việc tính toán.
ta có bảng ghi thông tin của loại cây như sau:
Ví dụ 1: Tính tổng lợi nhuận của cây táo mang lại:
=Dsum(A4:E10,"Lợi Nhuận",A1:A2)
Trước tiên, ta xác định database là vùng ô: A4:F10, Ở dòng 4 có 5 cột với 5 tiêu đề là: Loại cây, Chiều Cao, Tuổi, Hoa lợi, Lợi Nhuận.
Giá trị Field: để tính xác định cột dữ liệu cần tính tổng. ở ví dụ trên, yêu cầu tính lợi nhuận nên ta gán field là Lợi Nhuận.
Tiếp theo là gán Criteria để tính tổng: Yêu cầu là chỉ tính tổng lợi nhuận của cây táo, do đó Criteria sẽ là vùng A1:A2 (Vùng có chứa chữ Cây Táo)
Kết quả là: 255 USD
Với Cách này chúng ta có thể dùng hàm Sumif(A5:E10,"Lợi Nhuận",E5:E10), bạn có thể copy công thức để thử nghiệm theo 2 hàm.
Ví dụ 2: Cũng tính tổng lợi nhuận của cây táo, tuy nhiên thêm tiêu chí là các cây có chiều cao lớn hơn 10 và nhỏ hơn 16. Do đó Criteria là A1:F2
Cú pháp: =Dsum(A4:E10,"Lợi Nhuận",A1:F2)
Chú ý để xuất hiện giá trị =, >, < thì ta thực hiện theo cách sau:
="=Apple", ="=Pear", =">10", ="<16";
Có thể nói: Hàm Dsum ở ví dụ 1 có cách dùng tương đương với hàm Sumif, còn ở ví dụ 2, khi có nhiều điều kiện thì hàm Dsum rất giống với hàm SUMIFS, tuy nhiên hàm Sumifs có cấu trúc phực tạp hơn nhiều.
Tác giả: Minh Phú
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn