Công thức tính thuế thu nhập cá nhân 2013 trong excel

Thứ ba - 17/12/2013 11:00
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập.

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

Trước tiên mình xin trích nội dung thông tư 111/2013/TT-BTC có hiệu lực ngày 01 tháng 10 năm 2013.

<< Điều 7, chương 2 >>
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:
a) Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 9 Thông tư này.
b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này.

Biểu thuế suất:
 

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

 


Cách tính thuế theo biểu thuế suất bên trên:

Ví dụ: Bà C có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 40 triệu đồng và nộp các khoản bảo hiểm là: 7% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế trên tiền lương. Bà C nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng Bà C không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Bà C được tính như sau:
- Thu nhập chịu thuế của Bà C là 40 triệu đồng.
- Bà C được giảm trừ các khoản sau:
+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu đồng
+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con):
3,6 triệu đồng × 2 = 7,2 triệu đồng
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
40 triệu đồng × (7% + 1,5%) = 3,4 triệu đồng
Tổng cộng các khoản được giảm trừ:
9 triệu đồng + 7,2 triệu đồng + 3,4 triệu đồng = 19,6 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế của Bà C là:
40 triệu đồng - 19,6 triệu đồng = 20,4 triệu đồng

(Không đóng bảo hiểm thất nghiệp)

- Số thuế phải nộp:

Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:
+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 triệu đồng - 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(18 triệu đồng - 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng
+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:
(20,4 triệu đồng - 18 triệu đồng) × 20% = 0,48 triệu đồng
- Tổng số thuế Bà C phải tạm nộp trong tháng là:
0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 0,48 triệu đồng = 2,43 triệu đồng

Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này như sau: Thu nhập tính thuế trong tháng 20,4 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 4. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:
20,4 triệu đồng × 20% - 1,65 triệu đồng = 2,43 triệu đồng

<
Sau đây là công thức tính thuế thu nhập trên excel theo phương pháp rút gọn.

 

Lương cơ bản   40,000,000.00
Làm thêm giờ, và các khoản phụ cấp, thưởng khác                     0.00
Tổng lương bao gồm làm thêm và các khoản phụ cấp khác   =D1+D2
Các khoản giảm trừ   =D5+D6+D7+D8
- Bảo hiểm xã hội 7% =$D$1*C5
- Bảo hiểm y tế 1,50% =$D$1*C6
- Bảo hiểm thất nghiệp 0% =$D$1*C7
- Đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo   0
Tổng lương sau khi trừ đi các khoản giảm trừ   =D3-D4
- Giảm trừ gia cảnh & Bản thân 2 =C10*3600000+9000000
  Thu nhập chịu thuế   =D9-D10
- Thuế thu nhập cá nhân    
Lương thực nhận   =D9-D12

 


Công thức: Sử dụng Hàm IF để áp dụng chung cho tất cả điều kiện.

=IF(D11<=5000000,D11*0.05,IF(D11<=10000000,D11*0.1-250000,IF(D11<=18000000,D11*0.15-750000,IF(D11<=32000000,D11*0.2-1650000,IF(D11<=52000000,D11*0.25-3250000,IF(D11<=80000000,D11*0.3-5850000,D11*0.35-9850000))))))

Bạn hãy copy form biểu trên gián vào ô A1 của 1 sheet bất kỳ sau đó copy công thức nêu trên dán vào ô D12, sau đó nhập các mức lương bất kỳ để kiểm tra kết quả.

 

Tác giả: Minh Phú

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://aneedz.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 45 trong 10 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 10 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thống kê
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay2,274
  • Tháng hiện tại5,726
  • Tổng lượt truy cập18,402,761
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi