Ví dụ:
Giả giử bạn có 2 sheet có tên lần lượt là “Sheet1” và “Sheet2”, chứa dữ liệu bên dưới:
Sheet1:
A | B | C | D | |
1 | MNV | Họ tên | Năm sinh | Giới tính |
2 | 41001 | Nguyễn Khánh Minh | 1984 | Nam |
3 | 41002 | Nguyễn Thanh Thúy | 1983 | Nữ |
4 | 41003 | Trần Xuân Sơn | 1986 | Nam |
5 | 41004 | Đoàn Minh Phúc | 1986 | Nam |
Sheet2:
A | B | C | D | |
1 | MCC | Nguyên quán | Học Vấn | Năm sinh |
2 | 41001 | Hồ Chí Minh | Đại học | |
3 | 41002 | Bình Dương | Đại học | |
4 | 41003 | Đồng Nai | Đại học | |
5 | 41004 | Hà Giang | Cao Đẳng |
Giá trị cột “Năm sinh” của Sheet2 được lấy từ Sheet1 thông qua hàm VLOOKUP và giá trị dò tìm & cột dò tìm là cột MNV (mã nhân viên) của 2 sheet.
Hàm VLOOKUP được đặt ở cột “Năm sinh” của Sheet2 như sau:
Dòng 2 –> 5 lần lược như sau:
=VLOOKUP(A2,'Sheet1'!$A$2:$C$5,3,0)
=VLOOKUP(A3,'Sheet1'!$A$2:$C$5,3,0)
=VLOOKUP(A4,'Sheet1'!$A$2:$C$5,3,0)
=VLOOKUP(A5,'Sheet1'!$A$2:$C$5,3,0)
Kết quả trả về của Sheet2 như bên dưới
A | B | C | D | |
1 | MCC | Nguyên quán | Học Vấn | Năm sinh |
2 | 41001 | Hồ Chí Minh | Đại học | 1984 |
3 | 41002 | Bình Dương | Đại học | 1983 |
4 | 41003 | Đồng Nai | Đại học | 1986 |
5 | 41004 | Hà Giang | Cao Đẳng | 1986 |
Giải thích:
Công thức dòng 2:
=VLOOKUP(A2,'Sheet1'!$A$2:$C$5,3,0)
Dò tìm giá trị A2 (41001) của Sheet 2, trong vùng chọn từ A2 đến A5 (từ 41001 đến 41005) của Sheet1, nếu tìm thấy thì trả về giá trị năm sinh tức cột thứ 3, tức cột “Năm sinh” (thứ tự dòng/hàng tương ứng với dòng/hàng có mã 41001 được tìm thấy)
Tương tự cho các dòng còn lại, từ 3 đến 5.
Típ: Nếu bạn không nhớ cấu trúc của hàm vlookup thì ta làm theo cách này nhé.
Sau khi chèn dấu = vào cell rồi đưa chuột lên góc bên trái của thanh address bar, Nếu hàm Vlookup chưa có ở đây thì bạn click bào mũi tên xổ xuống chọn, more functions rồi chọn loại hàm lookup & reference để chọn hàm Vlookup.
Sau đó nhấp chuột vào chữ Vlookup sẽ hiện ra hộp thọai Function Arguments và tiến hành nhập các tham số cần thiết sau đó nhấp OK ta sẽ thực hiện xong hàm Vlookup.
xem video hướng dẫn hàm vlookup trên youtube
2. Hàm Hlookup
Hàm này cách dùng và chức năng giống hệt như hàm Vlookup, tuy nhiên thay vì tham chiếu theo cột thì nó lại tham chiếu theo dòng.
Giả sử ta có bảng Quản lý Nhân viên quay theo hướng ngang như bảng bên dưới.
A | B | C | D | E | |
1 | NV1 | NV2 | NV3 | NV4 | |
2 | MNV | 41001 | 41002 | 41003 | 41004 |
3 | Họ tên | Nguyễn Khánh Minh | Nguyễn Thanh Thúy | Trần Xuân Sơn | Đoàn Minh Phúc |
4 | Năm sinh | 1884 | 1983 | 1986 | 1986 |
5 | Giới Tính | Nam | Nữ | Nam | Nam |
Và ta cũng dùng hàm Hlookup và tham chiếu số năm sinh vào bảng sau:
A | B | C | D | |
1 | MCC | Nguyên quán | Học Vấn | Năm sinh |
2 | 41001 | Hồ Chí Minh | Đại học | 1984 |
3 | 41002 | Bình Dương | Đại học | 1983 |
4 | 41003 | Đồng Nai | Đại học | 1986 |
5 | 41004 | Hà Giang | Cao Đẳng | 1986 |
Áp dụng Functions Wizard cho hàm Hlookup như sau:
Chúc các bạn thành công!
Ngoài cách tham chiếu như hàm hlookup và vlookup ra thì trong excel cũng có hàm có chức năng tham chiếu và trả về dữ liệu của một ô xác định nào đó, tuy cách dùng hơi khác. Một trong số đó là hàm index.
Tác giả: Minh Phú