Vẽ Biểu đồ tồn kho

Thứ ba - 21/01/2014 11:00
Biểu đồ Stock thường dùng để biểu diễn sự biến thiên của giá trị tồn kho như chính cái tên của nó; hoặc dùng để minh họa sự biến đổi của nhiệt độ, độ ẩm.

Biểu đồ Stock thường dùng để biểu diễn sự biến thiên của giá trị tồn kho như chính cái tên của nó; Tuy nhiên, trong khoa học người ta cũng thường dùng biểu đồ này để minh họa sự biến đổi của nhiệt độ hàng năm.

Để sử dụng biểu đồ Stock, trước tiên chúng ta phải sắp xếp bảng dữ liệu thống kê của mình theo đúng định dạng của nó.

Có 4 loại biểu đồ stock như sau:

- High-low-close: Đây là biểu đồ thường dùng nhất khi biểu diễn giá trị tồn kho, để vẽ được biểu đồ này chúng ta phải sắp xếp bảng dữ liệu theo thứ tự sau: high, low, và close.

2. Open-high-low-close: Bản dữ liệu phải được sắp xếp theo thứ tự sau: open, high, low, close.

3. Volume-high-low-close: Bản dữ liệu phải được sắp xếp theo thứ tự sau: volume, high, low, close

4. Volume-open-high-low-close: Bản dữ liệu phải phải có 5 cột chứa các giá trị và được sắp xếp theo thứ tự sau: volume, open, high, low, và close.

Lưu ý khi vẽ các biểu đồ này, nếu bạn chọn bất cứ 1 trong bốn loại biểu đồ nêu ở trên thì dòng đầu tiên của bản dữ liệu (Data heading) phải chứa các nhãn (label) tương ứng với loại biểu đồ đó.

Ví dụ sau: Tôi vẽ biểu đồ High-Low-Close thì bản dữ liệu của tôi phải có ít nhất 3 cột có tên là High, Low và Close và sắp xếp theo thứ tự: High-Low-Close
 

Date High low Close
1/20/2014 34 31 32
1/21/2014 35 32 33
1/22/2014 36 33 34
1/23/2014 37 34 35

 

chart stock
Biểu đồ tồn kho



Căn cứ vào biểu đồ trên, Điểm màu đỏ là biểu diễn giá trị giá trị tồn kho ở mức thấp nhất (low); Điểm màu xanh lá cây là giá trị Tồn kho ở mức cao nhất và điểm màu xanh nõn chuối biểu diễn giá trị tồn kho khi chốt sổ trong ngày.

Cách vẽ các biểu đồ thứ 2; 3 và thứ 4 cũng tương tự, sau khi thiết lập bản dữ liệu theo trật tự của loại biểu đồ đó, sau đó vào In-sert/c-harts/other c-harts/ và chọn loại biểu đồ Stock tương ứng. Thứ tự của các biểu đồ stock trong Menu từ trái sang phải cũng tương ứng
 

Tác giả: Minh Phú

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://aneedz.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thống kê
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay2,938
  • Tháng hiện tại89,801
  • Tổng lượt truy cập17,781,027
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi