Cách vẽ biểu đồ bánh rán

Thứ hai - 23/12/2013 11:00
Việc vẽ biểu đồ hình bánh trong excel (Pie c-hart) rất đơn giãn. dữ liệu cần vẽ gồm một cột liệt kê các đối tượng cần biểu diễn, và cột còn lại mang giá trị của các đối tượng.

Việc vẽ biểu đồ hình bánh trong excel (Pie c-hart) rất đơn giãn. dữ liệu cần vẽ gồm một cột liệt kê các đối tượng cần biểu diễn, và cột còn lại mang giá trị của các đối tượng. Nếu như chúng ta vẽ biểu đồ trên giấy, thì việc đầu tiên là chúng ta tính tổng giá trị của các đối tượng cần biểu diễn, sau đó tính phần trăm cho từng đối tượng sao cho tổng phần trăm của đối tượng bằng 100%.

Ví dụ:
 

piechart by percent
Biểu đồ bánh rán theo tỷ lệ phần trăm



Tuy nhiên trong excel, chúng ta không phải thực hiện các bước trên mà chỉ cần chọn vùng dữ liệu chứa các đại lượng cần biểu diễn. Sau đó chọn In-sert/c-hart và chọn loại biểu đồ là PIE.

Ví dụ:
 

pie chart by value
Biểu đồ bánh rán theo giá trị



Chúng ta thấy rằng biểu đồ ở 2 cách vẽ đều giống nhau về hình dạng kích, thước, mặt dù ta không tính phần trăm cho các đối tượng như cách vẽ truyền thống trên giấy. Về nguyên tắc thì biểu đồ hình bánh là biểu đồ biểu diễn theo phần trăm của các đối tượng, mỗi đối tượng chiếm bao nhiêu phần trăm của cái bánh, và tổng phải là 100%. Vì thế sau khi chọn xong dữ liệu và kiểu biểu đồ thì excel tự tính phần trăm của các đối tượng dựa theo dữ liệu mà chúng ta chỉ định.

Để minh họa cho điều này, chúng ta click chuột chọn từng biểu đồ rồi rê chuột vào từng đối tượng của biểu đồ, ta thấy, ở biểu đồ thứ 1 (Đã tính phần trăm sẵn) thì Giá trị (Value) và % trăm của các đối tượng biểu diễn là bằng nhau và bằng với kết quả % ta tính được. Còn biểu đồ thứ 2 thì giá trị của nó chính bằng giá trị chúng ta nhập vào còn số % nó chiếm trong miếng bánh là excel tự tính cho nó.
 

Các dạng biểu đổ Pie

 


Biểu đồ hình bánh hoặc hình tròn là cách gọi nôm na của việt nam. Tên tiếng anh của nó là Pie C-hart.

Ta có loại biểu đồ 2-D: Là dạng biểu đồ giống như hình vẽ trên và biểu đồ 3-D. Biểu đồ Có thêm chiều sâu của biều đồ, giúp cho hình ảnh sống động hơn, đẹp hơn và dễ nhìn hơn
Cách vẽ 2 loại biểu đồ 2-D và 3-D là hoàn toàn giống nhau. chỉ khác kiểu thể hiện lúc bạn chọn loại biểu đồ.

Thông thường biểu đồ Pie là một hình tròn khép kín, chứa các đối tượng (Slices) biểu diễn được sắp xếp quanh tâm của đường tròn. Tuy nhiên khi giá trị của các đối tượng trong biểu đồ có sự chênh lệch quá lớn sẽ dẫn đến các đối tượng (Slices) có giá trị nhỏ sẽ rất khó nhìn, khó phân biệt, do đó chúng ta phải tùy chỉnh để làm cho các đối tượng đó nỗi lên, hoặc tách rời ra thành một nhóm.

Ví dụ ở biểu đồ trên, tôi tách đối tượng ỔI, Măng cụt, Chôm Chôm, 3 đối tượng này có tổng bằng 9 và chiếm 21 phần % ra thành một biểu đồ con nằm cạnh biểu đồ lớn, và trong biểu đồ lớn ba đối tượng này được biểu diễn chung là một miếng bánh màu cam.

Cách làm như sau:
Click vào biểu đồ (PLot) nháy phải chuột chọn Change C-hart Type, sau đó chọn Kiểu Pie of Pie như cách thể hiện bên trên hoặc kiểu Bar of Pie (Một biểu đồ cột chồng nhỏ nằm cạnh biểu đồ pie lớn.) 

Hoặc click vào biểu đồ (Pie), nháy phải chuột và chọn Change Series c-hart types và chọn kiểu Pie of Pie tương tự như trên.

 

Tùy chỉnh số slices trong biểu đồ con.


Theo mặc định khi bạn chọn loại biểu đồ Pie of Pie hoặc Bar of Pie thì phần biểu đồ con sẽ chứa 2 đến 3 đối tượng (Thường là nhỏ nhất), Nếu bạn muốn điều chỉnh số lượng slices trong biểu đồ con thì bạn phải làm như sau:

Click chuột phải vào biểu đồ, sau đó chọn Format Data Series hoặc chọn 1 slice bất kỳ rồi cũng bấm chuột phải, sẽ hiện lên menu con là: Format Data Point, chúng ta chọn Format Data Point hoặc Format Data Series và gọi hộp thoại format như sau:
 

format data point
Hiệu chỉnh biểu đồ



Để điều chỉnh số lượng slice trong biểu đồ con ta làm như sau: Ở ô Spit Series by: Có 4 tùy chọn là Position, Value, Percentage Value và Customs, tuy nhiên ta thường tùy chỉnh theo 3 tùy chọn sau:

1: Tách biểu đồ con theo Position: Khi bạn chọn tùy chọn này, sau đó bạn đưa chuột vào nút tăng- giảm của Ô Second Plot contains the last: Bạn click tăng hoặc giảm số slices ở biểu đồ con. Mối giá trị (Value) sẽ đại diện cho một slice trong biểu đồ. Với phương pháp này chúng ta không chọn được những slice cần tách mà theo mặc định nó sẽ dịch chuyển các slice ở cuối bản dữ liệu đi lên.

2. Tách biểu đồ theo Value: Cách này hơi thủ công nhưng có lợi thế là bạn có thể quyết định chọn những slice nào cần tách. Ví dụ: Bạn muốn 2 slices là Ổi và Măng cụt thì bạn chỉ cần nhập giá trị là 5 ở ô Second Plots contains all value less than: 5 (Giá trị của Ổi và Măng cụt = 5), hoặc bạn nhập giá trị là 9: thì Ổi Măng cụt và Chôm sẽ hiện ra ở biểu đồ con ( Tổng 3 giá trị này bằng 9)

3. Tách biểu đồ theo Percentage Value: Khi bạn điều chỉnh theo cách này thì bạn phải nhập giá trị % tại ô Second Plots contains all value less than. Lúc  này muốn chuyển những slice ở biều đồ lớn sang biểu đồ con, thì bạn phải cộng tổng % giá trị của các đối tượng slices sau đó nhập vào giá trị ô trên. Tổng giá trị phần % ở biểu đồ nhỏ luôn nhỏ hơn hoặc bằng với giá trị kiểm soát ở ô Second Plots contains all value less than

 

Điều chỉnh vị trí tương quan giữa 2 biểu đồ:


1 Point Explosion: Đây là tùy chọn điều chỉnh vị trí đồng tâm của từng slice, Nếu bạn chọn tất cả slice trong biểu đồ (Lớn hoặc nhỏ) kéo thanh cuốn ở hộp này về phía separate thì các slices dịch chuyển ra xa khỏi tâm của biều đồ, Nếu bạn chỉ muốn làm nỗi bật một slice nào đó thì chỉ cần chọn slice đó và làm như các bước bên trên. Ngoài ra, bạn có thể click chọn một slice bất kỳ rồi kéo thả ra bên ngoài, thì ta vẫn được kết quả mong muốn.

2. Gap Width: Đây là cách điều chỉnh khoảng cách giữa biểu đồ lớn và biểu đồ nhỏ: Khi thanh cuốn ở No Gap thì 2 đường tròn tiếp tuyến nhau, nếu dịch chuyển nó về phía Far Gap thì 2 biểu đồ này càng cách xa nhau.

 3. Second Plot Size: Đây là tùy chọn điều chỉnh kích thước của đường tròn thứ 2 (Biểu đồ con), bạn lôi thanh cuốn về đầu Large thì kích thước của nó sẽ to lên, thậm chí còn to hơn kích thước biểu đồ lớn ban đầu. Để thu nhỏ biểu đồ này lại thì ta cho thanh cuốn về phía Small.

Note: Cách làm này tương tự với biểu đồ Bar of Pie

Tác giả: Minh Phú

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://aneedz.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thống kê
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay2,480
  • Tháng hiện tại5,932
  • Tổng lượt truy cập18,402,967
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi